CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG HẤP THU PHỐT PHO (P)

13/11/2023 06:47:10

Nhiều kết quả phân tích hàm lượng Phốt pho (P)  trong đất rất cao, trong khi đó hàm lượng Phốt pho (P) trong lá thấp. Nguyên nhân là do đâu?

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG HẤP THU PHỐT PHO (P)

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng hấp thu phốt pho (P):

Giá trị pH đất:

Độ chua có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cố định phốt pho của đất. Khi pH trong đất càng giảm thì khả năng cố định phốt pho của đất càng tăng. Điều này có thể giải thích rằng khi đất càng chua, pH càng thấp thì khả năng cố định phốt pho càng lớn là do tăng hàm lượng Fe, Al linh động.

Theo Nguyễn Tử Siêm (1996), khi pH giảm từ 0,5 – 1 đơn vị thì hàm lượng Al3+ tăng lên 4 lần. Fe, Al phản ứng với phốt pho ở trạng thái kết tủa cố định chặt trong đất => Giá trị pH nên được điều chỉnh từ chua nhẹ đến trung bình.

Lượng chất hữu cơ trong đất:

Đất giàu chất hữu cơ thì cố định phốt pho thấp. Theo Trần Thị Tuyết Thu (2006), đã chỉ rõ mối quan hệ tỷ lệ nghịch rất chắc chắn giữa hàm lượng chất hữu cơ và khả năng cố định phốt pho. Khi mất chất hữu cơ làm cho năng lực cố định phốt pho tăng mạnh.

Cũng theo Nguyễn Tử Siêm (1996), khi đất mất đi 1% chất hữu cơ, năng lực cố định phốt pho có thể tăng thêm 500 ppm P2O5. Vì chất hữu cơ có khả năng chelata hóa cao, liên kết với Fe, Al, tránh cho phốt pho khỏi bị giữ chặt và giải phóng chúng sang dạng hòa tan.

Kết cấu đất:

Khả năng hấp phụ phốt pho của đất đạt cao nhất trên đất sét > sét pha thịt > thịt pha sét > cát pha thịt. Sự cố định phốt pho ở đất sét thường lớn hơn đất có thành cấp hạt thô hơn. Do vậy, tỷ lệ sét càng cao thì khả năng cung cấp phốt pho cho cây càng giảm. (Trần Thị Tuyết Như, 2006)

Vi sinh vật trong đất:

Một số nấm, vi khuẩn, chẳng hạn như mycorrhiza hoạt động chuyển đổi phốt pho dạng hữu cơ sang phốt pho dạng vô cơ, dạng mà cây trồng hấp thụ dễ dàng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vi sinh vật trong đất như khí oxy trong đất, độ chua của đất, độ thoáng khí trong